Thành phố Bảo Lộc không chỉ biết đến với “danh xưng” thành phố thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng, mà nơi đây còn là “thiên đường nghỉ dưỡng”, nơi hội tụ của các điểm đến du lịch hấp dẫn, thành phố trẻ đáng sống được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Tổng quan về thành phố Bảo Lộc

Bảo Lộc là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Trước đây thành phố Bảo Lộc có tên gọi cũ là B’Lao, được đổi tên vào năm 1958 và là tỉnh lỵ của Lâm Đồng. Tuy nhiên hiện nay Bảo Lộc là tỉnh lỵ của thành phố Đà Lạt. Thành phố Bảo Lộc có độ cao trung bình là 900m so với mực nước biển và nằm trên cao nguyên Di Linh.

Đây là thành phố được biết đến nhiều với thế mạnh sản xuất trà do ở độ cao thích hợp cho việc làm trà. Ngoài ra, thành phố Bảo Lộc cũng được mệnh danh là mảnh đất trù phú và là thủ phủ của ngành tơ lụa Việt Nam. Thành phố này cũng được xếp loại đô thị loại III.

Ngày 8/4/2010, Chính phủ đưa ra Nghị quyết 19/NQ-CP về việc nâng cấp thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc. Hiện nay, thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị cấp xã trực thuộc bao gồm 6 phường: 1, 2, B’Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 5 xã: Đại Lào, Đam Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh… mở ra tiềm năng to lớn cho thị trường bất động sản Bảo Lộc.

Thành phố Bảo Lộc 2

Lịch sử hình thành TP Bảo Lộc

Bảo Lộc trước đây bao gồm các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai và một phần của tỉnh Đồng Nai ngày nay, là địa bàn cư trú của người dân tộc Mạ. Đến năm 1899, Thực dân Pháp đã đặt chân đến vùng này đồng thời vạch ra một con đường nối liền với tỉnh Bình Thuận. Ngày 1/1/1899, Pháp thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và tỉnh lỵ được đặt tại Djiring. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng được sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.

Đến năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái thành lập với 3 quận là B’Lao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran – Fyan (Đơn Dương) với diện tích bao trùm cả cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc và một phần của cao nguyên Lâm Viên.

Năm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đổi tên Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách quận Dran sáp nhập vào tỉnh Lâm Viên và được đặt với tên mới là tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng lúc này chỉ còn 2 quận là B’Lao và Djiring, toàn bộ vùng đất nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc. Ngày 30/11/1958, B’Lao được đổi tên thành Bảo Lộc và được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng. Lúc này quận Bảo Lộc có 12 xã bao gồm Thiện Lạc, Quần Lạc, Châu Lạc, An Lạc, Tân Lạc, Tân Thành, Tân Phát, B’Sar, Madagouil, Tân Đồn, Tân Lú, Tân Rai.

Sau 1975, Bảo Lộc là một huyện của tỉnh Lâm Đồng hợp nhất và có 2 thị trấn bao gồm B’Lao, Ma Đa Guôi; 2 thị trấn nông trường: Đạ Mré, Đạ Tẻh và 21 xã bao gồm Đạ Kho, Đạ Lây, Đạ Mri, Đạ Plơa, Đạ Oai, Đạ Tẻh, Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Châu, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Nga, Lộc Ngãi, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tân, Lộc Thắng, Lộc Thanh, Lộc Thành, Lộc Tiến, Ma Đa Guôi.

Ngày 14/3/1979, huyện Bảo Lộc được tách ra thành 2 huyện là Bảo Lộc và Đạ Huoai, huyện còn lại thị trấn B’Lao và 14 xã là Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Châu, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Nga, Lộc Ngãi, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tân, Lộc Thắng, Lộc Thanh, Lộc Thành, Lộc Tiến.

Đến ngày 28/3/1983, xã Lộc Ngãi được tách thành 2 xã là Lộc Ngãi và Lộc Đức. Lúc này, huyện Bảo Lộc có 1 thị trấn B’Lao và 15 xã: Lộc Tân, Lộc Tiến, Lộc Sơn, Lộc Phát, Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc Thắng, Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam.

Vào ngày 11/7/1994, Chính phủ quyết định chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Theo đó, thị xã Bảo Lộc trên cơ sở tách thị trấn B’Lao; 6 xã: Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Thanh, Lộc Tiến và thôn ĐamB’ri, xã Lộc Tân thuộc huyện Bảo Lộc. Thành lập 3 phường 1, 2 và B’Lao trên cơ sở giải thể thị trấn B’Lao. Chuyển 3 xã: Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến thành 3 phường có tên tương ứng và thành lập xã Đam Bri trên cơ sở thôn Đam Bri của xã Lộc Tân.

Sau khi thành lập, thị xã Bảo Lộc có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 phường: 1, 2, B’Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 4 xã là Đam Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh. Đến ngày 18/6/1999, xã Lộc Châu được chia thành 2 xã là Lộc Châu và Đại Lào.

Ngày 11/3/2009, thị xã Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III và đến ngày 8/4/2010, Chính phủ ra Nghị quyết 19/NQ-CP nâng cấp thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc như ngày nay.

Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Bảo Lộc

Vị trí địa lý của Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp với huyện Đạ Huoai và phần còn lại của Bảo Lộc giáp với huyện Bảo Lâm. Tổng diện tích của thành phố hiện nay là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích của tỉnh Lâm Đồng.

Nếu tính từ trung tâm thành phố Bảo Lộc thì Bảo Lộc cách trung tâm TPHCM khoảng 193 km về hướng Tây Nam theo đường quốc lộ 20. Bảo Lộc cách trung tâm thành phố Đà Lạt 110 km về hướng Bắc khi đi theo đường quốc lộ 20, cách Phan Thiết và Dầu Giây mỗi nơi 121 km theo quốc lộ 55 và quốc lộ 20.

Địa hình tại Bảo Lộc

Có 3 dạng địa hình chính ở thành phố Bảo Lộc bao gồm núi cao, đồi dốc và thung lũng.

  • Núi cao: Tập trung ở khu vực phía Tây Nam, có các ngọn núi cao từ 800-1000m so với mực nước biển, địa hình có độ dốc lớn và diện tích khoảng 2500 ha, chiếm 11% tổng diện tích thành phố.
  • Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan bị chia cắt, tạo nên các ngọn đồi và các dãy đồi dốc có phần đỉnh đồi tương đối bằng phẳng, độ cao khoảng 800-850 m. Độ dốc sườn đồi lớn, dễ bị xói mòn, là khu vực sản xuất các loại cây lâu năm như chè, cà phê, dâu,…
  • Thung lũng: Tập trung chủ yếu ở xã Lộc Châu và Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích của thành phố. Có khu vực đất tương đối bằng phẳng và rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây cà phê, chè và cây ngắn ngày.

Thành phố Bảo Lộc 3

Khí hậu Bảo Lộc

Dù nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nhưng với độ cao trên 800m, khí hậu ở Bảo Lộc mang nhiều nét tương đồng với thành phố Đà Lạt với nhiệt độ trung bình cả năm là 21-22 độ C, nhiệt độ cao nhất là 27,4 độ C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 16,6 độ C. Độ ẩm trung bình là từ 80-90%. Có nhiều ngày trời sương mù có cường độ mưa lớn tạo nên nét đặc trưng riêng của thành phố Bảo Lộc.

Kinh tế thành phố Bảo Lộc

Bảo Lộc được biết đến là thành phố sản xuất trà, cà phê, dâu tằm và các loại trái cây ăn như bơ, sầu riêng, mít tố nữ,… được xem là đặc sản riêng của thành phố Bảo Lộc. Ngoài ra, đây cũng là một nơi đầy tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò sữa và dê.

Ngành công nghiệp của thành phố Bảo Lộc chiếm trên 40% so với tỉ lệ ngành công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các ngành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc,… Bảo Lộc còn là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu,… Đặc biệt, thành phố Bảo Lộc rất có tiềm năng về phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản khi có trữ lượng lớn bô xít và cao lanh.

Giao thông thành phố Bảo Lộc

Trên địa bàn thành phố có 2 tuyến quốc lộ chạy ngang là Quốc lộ 20 và Quốc lộ 55.

Theo định hướng quy hoạch thành phố Bảo Lộc đến năm 2040 , đảm bảo giao thông vận tải xuyên suốt và liên kết thuận tiện. Từ khu vực quy hoạch đến Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Quốc lộ 20, Quốc lộ 55. Mở rộng Đường vành đai xanh lên đến 49 m và hai hiên chạy dọc xanh mỗi bên có chiều rộng 50m ; đường trục chính đô thị : đường giao thông vận tải Trục Đông – Tây có lộ giới 27-50m. 02 đường giao thông vận tải trục chính đô thị Bắc – Nam. Gồm tuyến đường: Đinh Tiên Hoàng – Hai Mươi Tám Tháng Ba Trần Quốc Toản. Lý Thường Kiệt – Phạm Ngọc Thạch – Chi Lăng, có lộ giới từ 27 – 40 m.

TP Bảo Lộc

Văn hóa – du lịch thành phố Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc có đời sống văn hóa khá phong phú và giàu bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, Bảo Lộc vẫn còn giữ được 4 bộ cồng chiêng. Với 24 chiếc và 28 chiếc chiêng lẻ, 3 chiếc cồng. Hàng năm, Bảo Lộc thường xuyên phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng. Cùng các nghệ nhân cồng chiêng đã mở 5 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng và múa xoang. Cho lớp trẻ dân tộc thiểu số, cử đoàn nghệ nhân tham gia các lễ hội cồng chiêng do tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Tham gia và đăng cai tổ chức Ngày hội Văn hóa – Thể thao vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng.

Ngoài ra, định kỳ 2 năm một lần, Bảo Lộc tổ chức Lễ hội văn hoá Trà Lâm Đồng. Thu hút được rất nhiều khách quan tâm.

Về danh lam thắng cảnh, Bảo Lộc có nhiều thác, hồ, suối đẹp. Như: Thác ĐamB’ri, thác Bảy Tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn… Nổi tiếng nhất khi nhắc đến Bảo Lộc là khu du lịch ĐamB’ri. Nổi tiếng với thác nước hùng vĩ cao 57m và các cánh rừng nguyên sinh. Là nơi có thể nghỉ dưỡng, cắm trại… Năm 2010, máng trượt dài nhất Đông Nam Á được chính thức ra mắt tại ĐamB’ri.

Phát triển đô thị thành phố Bảo Lộc

Sau khi TP Đà Lạt trở thành thành phố trực thuộc trung ương, thì Bảo Lộc sẽ thay thế Đà Lạt trở thành đô thị trọng điểm của tỉnh. Ngay từ sớm, Bảo Lộc đã có kế hoạch để thực hiện trọn vẹn mục tiêu này. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã hội thì Bảo Lộc còn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng đồng bộ, hiện đại hơn.

Đặc biệt, ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, dịch vụ, công nghiệp; đồng thời, phát triển theo chiến lược tăng trưởng xanh. Mục tiêu hướng đến là đô thị sinh thái hiện đại với các làng đô thị xanh.

Thành phố Bảo Lộc 5

Bắt nhịp với sự tăng trưởng của thành phố, hàng loạt trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng và các hệ thống tiện ích khác đã nhanh chóng ra đời tại đây. Ngoài ra, rất nhiều các dự án khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch,… khác đang được triển khai, xây dựng đã giúp cho Bảo Lộc ngày càng “thay da đổi thịt” và phát triển.