Xác định hạ tầng là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã sớm đề ra các quy hoạch về hạ tầng cho TP. Bảo Lộc đến năm 2025 nhằm tạo ra sự phát triển ổn định và toàn diện.

Xây dựng TP Bảo Lộc thành đô thị loại II [2020 – 2025]

Hiện nay, Thành phố Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm của vùng Nam Tây Nguyên.

Mục tiêu đến năm 2025, Bảo Lộc là đô thị hạt nhân của tỉnh Lâm Đồng định hướng trở thành thành phố thông minh, đạt tiêu chí đô thị loại II có hạ tầng đồng bộ.

Thành phố Bảo Lộc sẽ phát triển các Trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia, bao gồm: Thương mại – dịch vụ; Văn hoá – Giáo dục; Nông nghiệp công nghệ cao; Dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, Y tế – chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, sau khi Đà Lạt trực thuộc trung ương thì Bảo Lộc sẽ thay thế Đà Lạt và trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Lâm Đồng trong tương lai.

quy hoạch về hạ tầng cho TP. Bảo Lộc 3

Tiêu chí để Bảo Lộc trở thành đô thị loại II

Theo Nghị quyết số 05 về phát triển hạ tầng Bảo Lộc giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, quan điểm của tỉnh Lâm Đồng là quy hoạch mở rộng không gian đô thị với quy mô hợp lý, tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thành phố Bảo Lộc phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; đến năm 2025, cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II,… Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tính liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của quá trình đô thị hóa. (Trích dẫn từ Báo Pháp Luật)

Nhằm nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phường phát triển toàn diện, thành phố Bảo Lộc đã đẩy mạnh các giải pháp để phấn đấu đạt 41/51 tiêu chuẩn để đạt tiêu chí đô thị loại II. Trong đó, có 5 tiêu chuẩn chưa thực sự cần thiết đầu tư, hoàn thiện ngay là dân số toàn đô thị, mật độ dân số toàn đô thị, nhà tang lễ, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng, tỷ lệ phục vụ hành khách công cộng và 5 tiêu chuẩn phải tiếp tục thực hiện là công trình văn hóa cấp đô thị, tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng, tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật, công trình kiến trúc tiêu biểu, thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước.

Các cơ sở vật chất phúc lợi xã hội được tăng cường góp phần nâng cao chất lượng y tế – văn hóa – giáo dục – đào tạo, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội của toàn thành phố.

Hạ tầng Bảo Lộc được đầu tư phát triển đồng bộ

Tỉnh Lâm Đồng đang tập trung đưa Bảo Lộc trở thành thành phố thông minh, ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển các dự án về dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng, thương mại, khám chữa bệnh hiện đại.

Trong danh mục thu hút đầu tư đã được phê duyệt, Thành phố Bảo Lộc sẽ triển khai hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn. Đặc biệt phải kể đến các dự án trong lĩnh vực du lịch – thương mại – dịch vụ như KDL nghỉ dưỡng, dịch vụ giải trí hồ Nam Phương I (200ha, tổng vốn 6.400 tỷ đồng); KDL nghỉ dưỡng, dịch vụ giải trí hồ Nam Phương II (84ha, tổng vốn 2.940 tỷ đồng); Khu du lịch sinh thái núi Sapung (432,5ha, tổng vốn 9.460 tỷ đồng); Sân golf Lộc Phát (200ha, tổng vốn 6.000 tỷ đồng); Dự án khu đô thị du lịch thiên đường mắc ca (187,39 ha, tổng vốn 3.000 tỷ đồng)…

Ngoài ra, tỉnh cũng kêu gọi đầu tư thêm 16 dự án trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng Bảo Lộc và khu dân cư. Trong đó có nhiều dự án lớn như: Khu dân cư mở rộng phường Lộc Tiến (224ha, tổng vốn 7.168 tỷ đồng); Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư dọc đường Tô Hiến Thành (36,4ha, tổng vốn 800,8 tỷ đồng); Các khu dân cư và khu chức năng đô thị thuộc quy hoạch phân khu xây dựng đường vành đai phía Nam (362,4ha, tổng vốn 9.060 tỷ đồng); Khu dân cư tổ 14 (44,147ha, tổng vốn 1.200 tỷ đồng)…

Liên quan đến việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn TP. Bảo Lộc, các cơ quan chức năng của tỉnh và nhà đầu tư sẽ tập trung đẩy nhanh triển khai các dự án như: Đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương; các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ (ĐT 725; Quốc lộ 55 kết nối với Quốc lộ 28…) đi qua địa bàn TP. Bảo Lộc nhằm thiết lập hệ thống giao thông đối ngoại hợp lý, nhằm kết nối và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội giữa Bảo Lộc với các khu vực lân cận.

quy hoạch về hạ tầng cho TP. Bảo Lộc 4

Các vấn đề về quy hoạch hạ tầng Bảo Lộc cụ thể đến năm 2025

UBND tỉnh Lâm Đồng đã xem xét phê duyệt đồ án Quy hoạch Bảo Lộc và vùng phụ cận tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 do Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng trình ký. Theo như đồ án, phạm vi quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên là 59.771 ha bao gồm toàn bộ khu vực hành chính của thành phố Bảo Lộc (6 phường, 5 xã) và vùng phụ cận thuộc huyện Bảo Lâm (5 xã gồm Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc).

Cụ thể, phía Đông thành phố Bảo Lộc giáp huyện Di Linh; phía Tây giáp huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh; phía Nam giáp huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận; phía Bắc giáp các xã còn lại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Về quy hoạch dân số

Theo quy hoạch, quy mô dân số đô thị dự báo đến năm 2030 khoảng 257.900 người, trong đó nội thành là 135.700 người, ngoại thành và vùng phụ cận 122.200 người. Đến năm 2040, dân số đô thị rơi vào khoảng 320.000 người, trong đó nội thành 168.000 người, ngoại thành và vùng phụ cận 152.000 người.

Về quy hoạch đất xây dựng đô thị

Theo quy hoạch, đất xây dựng đô thị tính đến năm 2030 khoảng 3.800 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 2.000 ha). Đến năm 2040, khoảng 4.800ha đất xây dựng đô thị (trong đó đất dân dụng khoảng 2.500ha).

Không gian đô thị TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận sẽ định hướng phát triển theo các hướng chính. Cụ thể:

  • Trục tổng hợp trung tâm hành chính và dịch vụ thương mại, văn hóa thể thao là Trục Lý Thường Kiệt – Phạm Ngọc Thạch.
  • Trục đường Nguyễn Văn Cừ kết nối từ trung tâm đô thị hiện trạng sang khu trung tâm hành chính mới qua công viên hồ Nam Phương.
  • Trục quốc lộ 20 là các hoạt động dịch vụ, du lịch thương mại, dịch vụ hỗn hợp, ở, kết nối đến khu trung tâm nghiên cứu giáo dục đào tạo.
  • Trục đường Lý Thái Tổ kết nối đến khu du lịch Thác ĐamBri.
  • Trục đường Lạc Long Quân – Phan Ngọc Hiển kết nối đến các khu du lịch về sức khỏe, khu công nghiệp Lộc Sơn.
  • Các trục giao thông chính kết liên kết tuyến đường vành đai xanh, từ đó kết nối đi đến  khu du lịch núi Đại Bình và các đô thị xung quanh.

quy hoạch về hạ tầng cho TP. Bảo Lộc 2

Về hình thành các cụm đô thị

Hình thành các cụm đô thị động lực nhằm hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của đô thị trung tâm thành phố Bảo Lộc. Cụ thể, không gian TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận được chia thành 09 khu vực phát triển chính gồm: Khu vực trung tâm đô thị (1.825ha); Khu vực phát triển dân cư và du lịch sinh thái (9.941ha); Khu vực phát triển mới phía Đông (2.437ha); Khu vực phát triển đô thị mật độ thấp phía Tây (1.306ha); Khu vực phát triển đô thị phía Nam (1.746ha); Khu vực dự trữ phát triển phía Bắc (2.560ha); Khu vực trung tâm xã Lộc An (1.212ha); Khu vực phát triển du lịch thác Đambri (2.746ha); Khu vực phát triển và bảo tồn Nông – Lâm nghiệp (36.002ha).

Các không gian nhà ở cũng được định hướng phân bố thành 09 khu dân cư. Cụ thể:

  • Khu dân cư số 1: Trung tâm đô thị hiện hữu gồm phường 01, khu vực phía Bắc phường B’Lao và Lộc Sơn; phía Nam phường 02 và phường Lộc Tiến.
  • Khu dân cư số 2: Khu vực 1 phần phường Lộc Phát phía Đông Bắc, phía Đông Nam; khu vực xã Lộc Thanh, phía Bắc xã Lộc Nga.
  • Khu dân cư số 3: Khu vực phường Lộc Sơn, phường B’Lao, khu vực xã Lộc Nga.
  • Khu dân cư số 4: Khu vực núi Đại Bình bao gồm khu vực xã Lộc Châu, Lộc Thành, Đại Lào, Tân Lạc.
  • Khu dân cư số 5: Khu vực vùng cửa ngõ phía Tây bao gồm khu vực phía Bắc xã Lộc Châu, 1 phần phía Đông Nam Phường Lộc Tiến.
  • Khu dân cư số 6: Khu vực Tây Bắc bao gồm khu vực phía Nam xã Đambri, khu vực phía Tây Bắc phường 2, Tây Bắc và Tây Nam phường Lộc Tiến, Tây Bắc xã Lộc Châu.
  • Khu dân cư số 7: Bao gồm 1 phần khu vực xã Đambri, khu vực phía Bắc xã Lộc Tân.
  • Khu dân cư số 8: Bao gồm các khu vực trung tâm dọc tuyến quốc lộ 20.
  • Khu dân cư số 9: Bao gồm các khu vực dân cư nông thôn còn lại.

Về quy hoạch đất nông nghiệp

Đối với định hướng nông nghiệp, TP. Bảo Lộc sẽ phát triển các cây công nghiệp dài ngày, như: cây chè ở Bảo Lộc, những vùng chuyên canh tập trung như Lộc Phát – Lộc Thanh, vùng tiếp giáp giữa phường B’Lao – Lộc Sơn; Cây cà phê gồm Arabica, Robusta, mít… hình thành các vùng chuyên canh tập trung như Lộc Nga – Lộc Thanh và dâu tằm… Khuyến khích nhà vườn chuyển đổi, cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Để nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, tỉnh Lâm Đồng cũng sẽ hình thành các khu công nghiệp chế biến Lộc Sơn tại phía Nam thành phố.

Về mở rộng đô thị

Đến năm 2040, thành phố đề xuất mở rộng khu vực nội thị dự kiến ra một phần khu vực các xã Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga và các xã phụ cận thuộc Bảo Lộc sẽ nhập vào Thành phố Bảo Lộc.

Như vậy, thông tin quy hoạch hạ tầng Bảo Lộc nói trên có thể thấy thành phố này đang nhận được sự quan tâm và đầu tư rất lớn. Với sự quyết tâm, đồng lòng của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân, tin rằng TP Bảo Lộc sẽ nhanh chóng trở thành đô thị loại II giống như là kì vọng.