Quy hoạch sân bay quốc tế Liên Khương chính là công trình góp phần gia tăng đột phá của giá trị bất động sản tại tp. Lâm Đồng nói chung và Bảo Lộc nói riêng.

Sẽ có sự thay đổi lớn ảnh hưởng đến quy mô, công suất và khả năng đón nhận máy bay của Cảng hàng không Liên Khương – Lâm Đồng trong vài năm tiếp theo.

Phê duyệt quy hoạch sân bay quốc tế Liên Khương

Cục Hàng không Việt Nam đã có tờ trình báo cáo Bộ GTVT trong việc xin phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn sau năm 2050.

Một trong các nội dung quan trọng nhất trong tờ trình trên là việc Cục Quản lý chuyên ngành hàng không đề nghị thay đổi nhiều nội dung quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương nhằm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng mạng lưới cảng hàng không và sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, vị thế và chức năng của Cảng hàng không Liên Khương thuộc hệ thống cảng hàng không trên toàn quốc là cảng hàng không quốc tế nhưng tính chất sử dụng là sân bay dành cho dân dụng và quân sự.

Trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế – ICAO) và sân bay quân sự cấp I; công suất 5 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số vị trí đỗ tàu bay là tối thiểu 21 vị trí.

Loại tàu bay khai thác của Cảng hàng không Liên Khương trong giai đoạn đến năm 2030 là A320, A321, B747, B787, A350 và tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Liên Khương có cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp I; công suất tối thiểu 7 triệu hành khách/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là A320, A321, B747, B787, A350 và tương đương.

Quy hoạch sân bay quốc tế Liên Khương, công suất 5 triệu khách năm 2030-1

Khai thác và sử dụng sân bay Liên Khương

Về hệ thống đường cất hạ cánh, trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương sẽ cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh hiện hữu kích thước 3.250m x 45m, lề vật liệu mỗi bên rộng tối thiểu 7,5m. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu về phía Tây thêm 350m, kích thước đường cất hạ cánh lên thành 3600m x 45m, lề vật liệu mỗi bên rộng tối thiểu 7,5m.

Trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương sẽ xây dựng nhà ga hành khách T2 công suất 3 triệu hành khách/năm ở phía Đông nhà ga hành khách T1 hiện hữu. Khai thác đồng thời cả nhà ga T1 và T2 với tổng công suất 5 triệu hành khách/năm. Có dự trữ quỹ đất để mở rộng khi có nhu cầu. Xây dựng nhà ga hàng không chung khi có nhu cầu ở phía Tây nhà ga T1 hiện hữu, gần khu vực đài chỉ huy.

Đến năm 2050, Cảng hàng không Liên Khương sẽ mở rộng nhà ga hành khách T2 lên công suất 5 triệu hành khách/năm. Khai thác đồng thời cả nhà ga T1 và T2 với tổng công suất 7 triệu hành khách/năm. Có dự trữ quỹ đất để mở rộng nhà ga T2 lên công suất 10 triệu hành khách/năm; nghiên cứu mở rộng hoặc xây dựng lại nhà ga T1 trên khu đất hiện hữu đạt công suất 5 triệu hành khách/năm khi có nhu cầu. Tổng công suất 2 nhà ga có thể đạt 15 triệu hành khách/năm.

Cũng trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương sẽ xây dựng nhà ga hàng hóa trên khu đất khoảng 23.300m2, đáp ứng công suất tối thiểu 20.000 tấn hàng hóa/năm. Có dự trữ đất để phát triển.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021- 2030 là 340,84ha và sẽ tăng lên 486,84 ha giai đoạn đến năm 2050.

Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT xem xét, làm việc với Bộ Quốc phòng để thống nhất nhu cầu sử dụng đất quốc phòng.

Quy hoạch sân bay quốc tế Liên Khương, công suất 5 triệu khách năm 2030-2

Tầm ảnh hưởng đến giá trị bất động sản khu vực/ vùng lân cận

Sân bay quốc tế Liên Khương khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ là một trong những mấu chốt cực kỳ quan trọng giúp thúc đẩy giá trị bất động sản khu vực và các vùng lân cận tăng giá lên cao.

Sân bay Liên Khương Đà Lạt là sân bay duy nhất tại tỉnh Lâm Đồng. Có thể nói sân bay này đóng góp một vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong việc phát triển của Lâm Đồng. Phát triển từ mặt kinh tế, đầu tư, văn hóa, chính trị và xã hội của tỉnh này nói riêng và vùng Nam Tây Nguyên nói chung. Nơi đây được mệnh danh là một trong những thiên đường nghỉ dưỡng lớn nhất của nước ta và nước ngoài.

Ngoài ra, với giao thông di chuyển đi lại dễ dàng rút ngắn được nhiều thời gian thì lượng khách đến du lịch tại thành phố ngàn hoa này sẽ tăng hơn gấp đôi so với những thời điểm trước đó. Nắm bắt được yếu tố này hiện nay tp. Bảo Lộc đã có rất nhiều ông trùm đầu tư tới “săn tìm lót ổ” để chờ thời cơ. Bên cạnh đó, nhiều dự án nhà phố, đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng xanh Bảo Lộc cũng được xây dựng nhiều hơn để đón đầu làn sóng đầu tư và nhằm cung cấp nơi lưu trú sang – xịn- đẳng cấp cho du khách. Nổi bật là dự án khu đô thị xanh La Mia hiện tại đang làm chao đảo và thu hút khách hàng bởi sự quy hoạch đồng bộ, sang trọng, bắt mắt người nhìn với phong cách địa trung hải mang đến sự tươi mới cho khách hàng.

Quy hoạch sân bay quốc tế Liên Khương, công suất 5 triệu khách năm 2030-3

Nơi đây có đầy đủ các dịch vụ công cộng cho cư dân sinh sống tại dự án đô thị xanh này. Khí hậu Bảo Lộc ấm áp, lạnh vừa đủ, gió trời mát mẻ,… được coi là những tài sản quý giá để mảnh đất Tây Nguyên này trở thành thiên đường du lịch nghỉ dưỡng phát triển mạnh mẽ.