Theo kế hoạch số 1234/QĐ-UBND ngày 11/5 của UBND tỉnh Lâm Đồng, tỉnh này sẽ thực hiện lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn trong giai đoạn 2023-2025.
Mục tiêu của kế hoạch là cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của các kế hoạch, nghị quyết mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành; bảo đảm tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc quy hoạch chi tiết đô thị phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; làm cơ sở để thu hút đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2019, với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế.
Chi 124 tỷ đồng lập quy hoạch xây dựng toàn tỉnh từ 2023-2025
Quy hoạch bao gồm các nội dung như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu. Quy hoạch này sẽ là cơ sở để thu hút đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Lâm Đồng.
Với mục đích, yêu cầu cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của các kế hoạch, nghị quyết mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành; đảm bảo tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc quy hoạch chi tiết đô thị phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; làm cơ sở để thu hút đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Theo UBND tỉnh, thực hiện việc triển khai quy hoạch đảm bảo một cách có chọn lọc, có trọng tâm phù hợp với yêu cầu phát triển và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đảm bảo tính khả thi của đồ án. Việc triển khai lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đảm bảo sự tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đảm bảo kinh phí phục vụ công tác triển khai thực hiện, tổ chức lập quy hoạch, chất lượng đồ án quy hoạch trong quá trình lập và triển khai quy hoạch.
Phạm vi và thời gian thực hiện gồm các huyện, thành phố Bảo Lộc và Đà Lạt, trong thời gian từ năm 2023 đến hết năm 2025, với tổng kinh phí dự kiến trên 124 tỷ đồng.
Kế hoạch triển khai quy hoạch được chia làm 3 khung. Trong đó, quy hoạch xây dựng vùng huyện: Hoàn thành việc lập, trình thẩm định, phê duyệt 6 đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện trong năm 2023, bao gồm: Bảo Lâm; Di Linh; Đức Trọng; Đam Rông; Đơn Dương; Lạc Dương.
Quy hoạch chung đô thị: Hoàn thành việc lập, trình thẩm định, phê duyệt 11 đồ án quy hoạch chung đô thị trong năm 2023. Giai đoạn 2024 – 2025 rà soát, điều chỉnh đối với các đồ án quy hoạch chung đô thị đến kỳ điều chỉnh để phù hợp với tình hình, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, gồm: quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương; quy hoạch chung thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai.
Quy hoạch phân khu: Quy hoạch phân khu tại thành phố Đà Lạt, các khu chức năng.
Chi 31 tỷ đồng điều chỉnh quy hoạch TP Đà Lạt & các vùng phụ cận
Kinh phí thực hiện đồ án được phê duyệt gần 31,5 tỷ đồng, thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 12 tháng và do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư.
Trong đó, gần 27 tỷ đồng là chi phí lập đồ án quy hoạch sau thuế, gần 900 triệu đồng chi phí lập nhiệm vụ và dự toán quy hoạch sau thuế, 500 triệu đồng thuê chuyên gia, gần 270 triệu đồng chi phí thu thập tài liệu, hơn 2,7 tỷ đồng cho các chi phí khác như thẩm định, quản lý, công bố quy hoạch, lấy ý kiến cộng đồng…
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, phạm vi ranh giới được lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Toàn bộ vùng này có cao trình từ 850 m trở lên với diện tích 335.930 ha.
Phạm vi nghiên cứu là vùng bán kính ảnh hưởng của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận gồm thành phố Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông với cao trình 850 m trở lên.
Còn phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và Vùng Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện đồ án theo quy định, sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả, thanh quyết toán kinh phí theo thực tế và quy định hiện hành.
Theo kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng lần thứ 44, giai đoạn 2023-2025 sẽ thực hiện việc sáp nhập huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt. Diện tích tự nhiên của thành phố Đà Lạt hơn 391 km2, dân số gần 260.000 người; huyện Lạc Dương diện tích gần 1.314 km2, dân số gần 36.000 người. Sau khi sáp nhập, TP Đà Lạt sẽ rộng 1.705 km2, gấp 4,3 lần hiện nay với dân số 296.000 người.
Thống nhất sáp nhập 3 huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, và Cát Tiên thành 1 đơn vị hành chính cấp huyện. Huyện Đạ Huoai diện tích 495 km với dân số hơn 44.000 người; huyện Đạ Tẻh rộng hơn 526 km2, dân số hơn 57.000 người, huyện Cát Tiên rộng hơn 426 km2 với dân số gần 45.000 người.
Leave A Comment