Bất động sản Bảo Lộc đột phá tăng giá nhờ tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương hiện đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp khởi công vào năm 2023.

Khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ kết nối tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Đông Nam bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch và kinh tế – xã hội vùng. Ngoài ra, tuyến cao tốc còn góp phần thay đổi toàn bộ diện mạo của thành phố Bảo Lộc và tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực này phát triển mạnh trong tương lai.

Đẩy mạnh khởi công xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương vào năm 2023

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chia ra ba dự án thành phần: Dầu Giây – Tân Phú do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, đoạn Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương được Chính phủ đồng ý giao Lâm Đồng tổ chức thực hiện đầu tư, theo phương thức đối tác công tư (PPP). Liên danh các nhà đầu tư được đề xuất tham gia dự án là Tập đoàn Đèo Cả – Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung.

Động lực tăng giá trị BĐS đóng góp cho phát triển thành phố Bảo Lộc-1

Trong đó, thứ nhất, dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có tổng chiều dài khoảng 60,1km có tổng mức đầu tư khoảng 8.365 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải được giao là cơ quan có thẩm quyền, đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Quy mô của tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là cao tốc 4 làn xe, chiều rộng nền đường 24,75m. Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 100km/h. Về thời gian, dự án dự kiến được chuẩn bị đầu tư và thực hiện từ năm 2021-2025, trong đó, các cơ quan chức năng sẽ cố gắng khởi công dự án trong năm 2023.

Thứ hai, tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dài 66km được thực hiện theo hình thức PPP với vốn đầu tư khoảng 16.220 tỷ đồng đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 6.500 tỷ đồng. Tỉnh Lâm Đồng cam kết bố trí kinh phí trong chu kỳ 2022 – 2025 là 4.500 tỷ đồng. Liên danh các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung cũng kiến nghị sớm bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vào quý 1/2023.

Thứ ba, tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương dài 73,9km, có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, tỉnh Lâm Đồng cam kết bố trí 10.800 tỷ đồng đối ứng, còn lại là vốn của các nhà đầu tư. Tỉnh cũng gửi văn bản đề nghị trung ương hỗ trợ 2.500 tỷ đồng.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương góp phần tạo ra triển vọng xa hơn cho Bảo Lộc và Lâm Đồng

Ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, tuyến cao tốc này hoàn thành sẽ định hình “một tương lai khác” của Lâm Đồng nói chung và Bảo Lộc nói riêng, sẽ thay đổi gần như toàn bộ diện mạo của Lâm Đồng. Về thời gian, thay vì xe chạy 7-8 tiếng đến TP HCM như hiện nay sẽ rút xuống chỉ còn 3-4 tiếng; cùng đó, phát triển quỹ đất hai bên đường, tại các nút giao thông, sẽ xuất hiện các dự án nhà hàng, khách sạn, khu dân cư, điểm tham quan du lịch…; Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương giảm tải cho quốc lộ 20.

“Tỉnh Lâm Đồng với quyết tâm cao nhất, khát vọng từ nhiều năm qua của Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng, việc triển khai dự án chậm nhất vào tháng 6/2023 có thể sẽ sớm hơn. Kế hoạch tháng 6/2026 sẽ hoàn thành”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Từ việc phát triển tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có thể thấy, Lâm Đồng đang quan tâm cơ sở hạ tầng khi đang được đẩy mạnh đầu tư, riêng thành phố Bảo Lộc đang có 48 dự án kêu gọi, thu hút đầu tư để trở thành thành phố sinh thái và dịch vụ, nghỉ dưỡng. Trong đó, nhiều dự án trọng điểm đang được nhiều nhà đầu tư trong nước quan tâm, tìm hiểu như: Dự án sân bay Lộc Phát với quy mô 50 ha đến 100 ha, hình thành sân bay cấp 3C; Dự án Tổ hợp khu thương mại – khách sạn 5 sao (tại chợ cũ Bảo Lộc); Sân golf Lộc Phát – Lộc Thắng; Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Saprung, quy mô hơn 2.500 ha và Dự án Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2 (quy mô khoảng 390 ha, tại phường 1 và phường Lộc Phát).

Động lực tăng giá trị BĐS đóng góp cho phát triển thành phố Bảo Lộc-2

Việc phát triển tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Lâm Đồng đã có hơn 20 ông lớn trên thị trường bất động sản đã chuẩn bị quỹ đất để phát triển các dự án tầm cỡ về lĩnh vực du lịch sinh thái, dịch vụ nghỉ dưỡng và những dịch vụ đi kèm khác tại Bảo Lộc như Novaland, TTC, Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, BCG, Eras Group,… Sự xuất hiện của những ông lớn này được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo của thị trường nhà đất Bảo Lộc.

Ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được chú ý thì tại xã Lộc Châu đang là khu vực thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn nhờ vị trí nằm trên QL20 – trục quốc lộ xuyên tâm của thành phố Bảo Lộc, tạo nên hệ thống giao thông chiến lược kết nối ba vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cụ thể, tập đoàn Hưng Thịnh đã gửi văn bản cho các cơ quan chức năng tại Thành phố Bảo Lộc và tỉnh Lâm Đồng, đề xuất thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, golf và cáp treo núi SapRung có diện tích lớn lên đến 432,3 ha với tổng mức đầu tư khoảng hơn 4.692 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty Eras Đà Lạt – thành viên của Eras Group chuẩn bị giới thiệu ra thị trường dự án Khu đô thị phức hợp kiểu mẫu đầu tiên tại trung tâm thành phố Bảo Lộc (La Mia Bảo Lộc) với quy mô 9,1 ha ngay tại mặt tiền Quốc lộ 20.

Điểm nhấn nổi bật để dự án Lamia Bảo Lộc có thể trở thành khu đô thị kiểu mẫu hiện đại bậc nhất nơi đây chính là sự quy hoạch chỉnh chu về mảng xanh, theo đó những trục đường và vỉa hẻ đều sẽ được ốp đá sáng bóng, mang đến cho cư dân một cuộc sống chất lượng và cực kỳ tiện nghi.

Động lực tăng giá trị BĐS đóng góp cho phát triển thành phố Bảo Lộc-3

Kỳ vọng dự án Khu đô thị xanh La Mia này sẽ là “tâm điểm” mang đến dòng sản phẩm đầu tư chất lượng mang lại lợi nhuận cao cho khách hàng trong tương lai.