Bảo Lộc trong những năm gần đây trở thành cái tên được nhiều người “săn đón”. Không chỉ có thế mạnh về du lịch, nghỉ dưỡng mà nơi đây còn có hạ tầng được đầu tư và kinh tế – xã hội phát triển.
Định hướng phát triển Bảo Lộc đến năm 2035
Trong đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn 2050”, Bảo Lộc được xác định trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tây Nguyên và hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng.
Thành phố sẽ phát triển các Trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia, bao gồm: Thương mại – dịch vụ; Văn hoá – thể dục – thể thao; Nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ.
Với định hướng đúng đắn và lộ trình rõ ràng, Bảo Lộc đang chuyển mình đổi thay từng ngày, bộ mặt đô thị khởi sáng với tiềm năng phát triển bền vững.
Sau khi Đà Lạt trực thuộc Trung ương, các trung tâm hành chính, bệnh viện,… chuyển trụ sở về Bảo Lộc, thành phố sẽ nắm vị trí then chốt thúc đẩy phát triển địa phương và đầu mối giao thương quan trọng cả khu vực Tây Nguyên.
Giao thông hoàn thiện, tăng sự kết nối
Hạ tầng giao thông tại Bảo Lộc ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, góp phần lớn vào thay đổi diện mạo đô thị. Hiện tại, thành phố đã nâng mật độ đường chính đô thị lên 9,8km/km2, mở rộng quốc lộ 20 và 55 kết nối lần lượt đến TP.HCM và Phan Thiết.
Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải đã có thông tin chính thức về việc triển khai dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với vốn đầu tư lên đến 65.000 tỉ đồng.
Dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Bảo Lộc chỉ còn 2 tiếng, kết nối giao thông và liên kết vùng giữa Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương ở cả 2 khu vực này.
Du lịch thúc đẩy Bảo Lộc phát triển mọi mặt
Theo định hướng, Bảo Lộc sẽ tập trung các nguồn lực để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Tuy nhiên, phát triển phải bền vững, có trọng tâm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, để biến Bảo Lộc thành “đô thị xanh”, thành thành phố đáng sống trong tương lai.
Thêm vào đó, Bảo Lộc cũng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và nâng cấp các khu du lịch hiện có, mở rộng dịch vụ để thu hút khách du lịch. Có thể kể đến Khu du lịch Đamb’ri đã nâng cấp, phát triển thêm một số loại hình giải trí; Công ty Tâm Châu tiếp tục đầu tư các hạng mục theo tiêu chuẩn mô hình du lịch canh nông đạt chuẩn; Điểm du lịch Đôi Dép cũng đã hoàn thiện các hạng mục để phục vụ du khách với các dịch vụ tham quan, tắm bùn, chăm sóc sức khỏe…
Ngoài ra chính quyền cũng thúc đẩy và gắn kết việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch với hoạt động phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn. Hình thành các tour cho du khách tham quan cánh đồng trà chất lượng cao, trình diễn nghệ thuật thu hái chế biến trà, tham quan các dây chuyền sản xuất trà, cà phê, nghề trồng dâu nuôi tằm…
Hiện tại, Bảo Lộc cũng đang mời gọi đầu tư vào một số dự án du lịch như: Phát triển điểm du lịch thác Bảy Tầng (Đại Lào), Suối Đá Bàn… theo hướng du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng; phát triển điểm du lịch Hồ Nam Phương, Hồ Mai Thành… thành các loại hình dịch vụ giải trí chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách.
Nhiều “ông lớn” gia nhập thị trường
Với hàng loạt các công trình được triển khai và tiềm năng về phát triển kinh tế cũng như du lịch, các tập đoàn lớn như: TTC, Hưng Thịnh, T&T Group, Tập đoàn Him Lam, Ecopark, Tập đoàn Novaland cũng đang tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực du lịch sinh thái, dịch vụ nghỉ dưỡng quy mô lớn.
Hàng loạt dự án được triển khai tại đây càng làm tăng sự sôi động cho thị trường nhà đất Bảo Lộc. Điển hình như: Lamia Bảo Lộc, Sunflower Hill, Sakura Garden, Palm Garden, Kiwuki,… Với đà phát triển như hiện tại, thành phố cũng thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cá nhân, không chỉ đến từ TP.HCM và các tỉnh miền Nam mà có thể là các nhà đầu tư đến từ miền Trung và miền Bắc.
Hiện tại, giá đất tại Bảo Lộc này đang có mức tăng trưởng ấn tượng từ 18 – 35% tùy khu vực. Trong tương lai, những khu vực có sự hoàn thiện sớm về hạ tầng sẽ có mức tăng lý tưởng lên đến 40 – 50%.
Theo ghi nhận, tỷ lệ tăng giá cao, song mức giá đất nền hiện tại ở Bảo Lộc và một số vùng ven lân cận nằm trong quy hoạch mở vẫn còn mềm, thấp hơn 50 – 70% so với Đà Lạt. Trong khi việc tìm mua và sở hữu nhà đất tại Đà Lạt đang trở nên cực kỳ khó khăn vì giá rất cao và nguồn cung hầu như không có thì giỏ hàng tại Bảo Lộc vẫn còn rất đa dạng.
Nhìn chung, Bảo Lộc là mảnh đất có nhiều lợi thế, dù xét theo phương diện an cư, đầu tư hay nghỉ dưỡng. Được thiên nhiên ưu ái, khí hậu Bảo Lộc mát mẻ, cảnh quan hấp dẫn, đất đai phì nhiêu, địa hình lý tưởng,… tất cả các yếu tố này giúp cho mảnh đất này ngày càng hấp dẫn trong mắt mọi người, đặc biệt là giới đầu tư.
Leave A Comment